OEM là gì? Có nên mua hàng OEM hay không?

OEM là gì? Có nên mua hàng OEM hay không?
Nên kinh thế thị trường ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự đa dạng về hàng hóa, sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải có nhiều mô hình sản xuất, cung ứng khác nhau và một trong số đó là mô hình OEM. Vậy OEM là gì, có ưu điểm gì nổi bật? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của nashvilletnhomesonline.com để có được thông tin tin cần thiết nhé.

I. OEM nghĩa là gì?

OEM
OEM tức là nhà sản xuất gốc
OEM là cách viết tắt của từ Original Equipment Manufacturer có nghĩa là nhà sản xuất gốc. Như vật, thuật ngữ này được dùng để chi các doanh nghiệp, công ty thực hiện khâu sản xuất theo thông số kỹ thuật, bản vẽ đã được đặt trước rồi bán sản phẩm đó cho công ty khác. Vì thế mà sản phẩm cung cấp theo mô hình OEM thường có giá thành rẻ.
Ví dụ giữa Apple và Foxconn. Trong đó, Apple chính là bên khách hàng, chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới và phân phối sản phẩm. Còn Foxconn chính là bên sản xuất các sản phẩm cho Apple có trụ sở đặt tại nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ…
Những mặt hàng OEM mà chúng ta dễ dàng thấy trong đời sống hàng ngày như bình giữ nhiệt, các đồ dùng nhà bếp, khăn giấy… Ngoài ra, hàng OEM còn bao gồm đồ nội thất, phụ kiện thời trang… với giá thành phải chăng và chất lượng được đảm bảo.

II. Điểm khác biệt giữa OEM và ODM

Khi ODM là hình thức kinh doanh mà đơn vị sản xuất sẽ thế kế sản phẩm theo đơn đặt hàng. Vì thế mà khi tìm hiểu mô hình kinh doanh OEM là gì, khá nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa OEM và ODM. Điều này khiến cho việc cung ứng sản phẩm ra thị trường có nhiều sự sai lệch.
Điểm khác nhau cơ bản giữa mô hình OEM và ODM cụ thể như sau:
  • OEM tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm theo dữ liệu của chính doanh nghiệp. Trong khi đó, ODM sẽ sản xuất theo dữ liệu của khách hàng. Vì thế mà doanh nghiệp ODM sẽ phải mua lại nguyên mẫu từ công ty khác để đăng lên website của mình như một sản phẩm thực tế.
  • OEM tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Trong khi đó, ODM chỉ tham gia khâu thiết kế.

III. Những lợi thế khi sản xuất hàng OEM

Các sản phẩm OEM có giá tình rẻ
OEM hiểu đơn giản thì chính là mối quan hệ trong chuỗi cung ứng, vì thế nó mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
  • Quy trình sản xuất sản phẩm được lược bỏ, sự đầu tư cho máy móc, nhà xưởng không nhiều nên giá thành ban đầu của sản phẩm sẽ thấp. Vì thế sẽ bán được nhiều sản phẩm cho các doanh nghiệp khác.
  • Cơ hội tiếp cận với công nghệ sản xuất, phát minh và thành tựu nghiên cứu từ công ty đặt hàng.
  • Có cơ hội trải nghiệm và triển khai nhiều sản phẩm gốc khác nhau, qua đó sẽ đánh giá được mức độ cạnh tranh và cơ hội phát triển.

IV. Một số đặc trưng của hàng OEM

Hiện nay mặt hàng OEM chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thị trường. Vì thế, việc sản xuất hàng OEM sẽ có những đặc trưng, tiêu chí đánh giá tiêng. Do đó, hiểu về hàng OEM là gì sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn.

1. Tiêu chí đánh giá hàng OEM

  • Hàng OEM sẽ được sản xuất theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, công ty chính hàng. Do được sản xuất theo những yêu cầu riêng nên chất lượng hàng OEM có thể đạt đến 90% sản phẩm chính hãng đưa ra thị trường.
  • Mức giá thành của hàng OEM rẻ hơn hàng chính hãng từ 60 đến 70%. Nguyên nhân bởi vì doanh nghiệp sản xuất hàng OEM không mất quá nhiều kinh phí chi vào việc đầu tư và công nghệ.
  • Hàng OEM bị ràng buộc bởi các hợp đồng và những quy định chặt chẽ giữa bên đặt hàng với bên sản xuất. Vì thế mà các mặt hàng OEM sẽ không bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

2. Cách sản xuất hàng OEM

Mỗi sản phẩm OEM được sản xuất với tiêu chuẩn, quy trình riêng
  • Doanh nghiệp sản xuất theo mô hình OEM cần có chiến lược định hướng cụ thể. Xác định được mặt hàng tiềm năng, nắm chắc được công nghệ và kỹ thuật sản xuất để sản phẩm được đảm bảo về chất lượng.
  • Xây dựng, định vị tên tuổi của thương hiệu một cách chuyên nghiệp. Việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt sẽ tạo được lòng tin với người tiêu dùng.
  • Lựa chọn nhà sản xuất uy tín, để đảm bảo về mặt công nghệ cũng như chất lượng của sản phẩm.
  • Xây dựng hệ thống quản lý tốt nhằm kiểm tra đánh giá được chất lượng của sản phẩm một cách hiệu quả.

V. Có nên mua hàng OEM không?

Việc mua hàng OEM sẽ tùy thuộc vào mục đích của từng khách hàng
Như chúng tôi đã chia sẻ khi giải thích thuật ngữ OEM là gì, những sản phẩm này tuy không dán nhãn mác hàng chính hàng nhưng lại là sản phẩm chất lượng bởi nó được sản xuất từ nhà sản xuất gốc. Bất kỳ sản phẩm nào trên thị trường cũng có nhiều loại khác nhau, vì thế mà hàng OEM cũng có loại tốt, loại không. Vậy nên, tùy theo mục đích sử dụng của bản thân mà bạn sẽ tự quyết định việc mình có nên dùng hàng OEM không.
Ưu điểm của hàng OEM chính là giá thành rẻ, bởi khi nó được bán với thương hiệu nổi tiếng thì mức giá ở đây sẽ không còn là của riêng sản phẩm và còn có thêm tên của thương hiệu đó.. Vậy nên, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể chọn sản phẩm OEM.
Thế nhưng bên cạnh đó, những sản phẩm OEM cũng có nhược điểm lớn, đó là vấn đề bảo hành. Người mua hàng OEM thường không được hưởng các chế độ về bảo hành khi sản phẩm bị hỏng, gặp sự cố. Nếu bạn sử dụng hàng chính hãng thì chắc chắn các sản phẩm sẽ có thời hạn bảo hành khoảng 6 tháng, 1 năm… khi đó nếu sản phẩm có vấn đề bạn sẽ liên hệ với hãng để được bảo hành hoặc hoàn trẻ.
Việc dùng OEM không có gì là không tốt, một người tiêu dùng thông minh sẽ tìm hiểu về sản phẩm OEM cần mua để có thể chọn được mặt hàng tốt với giá thành thấp. Nhìn chung, khi bạn muốn mua hàng OEM thì nên trang bị cho bản thân những kiến thức cần biết về những sản phẩm này. Bởi vì tại Việt Nam, hàng OEM và hàng Fake rất khó phân biệt. Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhau thì bạn nên tìm đến những địa chỉ uy tín như cửa hàng lớn, siêu thị… và nên kiểm tra thật kỹ thông tin sản phẩm trước khi rút tiền ra mua nhé.
Hy vọng với những thông tin cung cấp trên đây bạn đã phần nào hiểu được OEM là gì, qua đó sẽ tự mình quyết định việc có nên dùng các mặt hàng OEM hay không. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.